“Để
em đi theo anh.” Nhị quay xuống nói với Duy Thanh. Lúc này cu cậu vừa tấp xe
vào lề đường.
Duy
Thanh ngồi ở ghế sau lắc đầu. “Không cần đâu em. Cứ bình tĩnh, có gì anh gọi.”
Nói xong anh bước ra và đảo mắt nhìn quanh trong lúc đóng cửa xe lại.
Khu
vực khá yên ắng, đó là những nhận định ban đầu của anh. Việc hẹn gặp nhau ở
ngoài bờ sông H này, anh không biết tên Chín Rắn đang nghĩ gì trong đầu. Thích
cái không khí mát mẻ ở đây, hay gã thích nhìn dòng sông H thơ mộng đầy hiền
hòa, mà anh nghĩ gã không phải là kiểu dạng người “bay bổng” như vậy đâu. Hẹn gặp
ở phía đông vắng vẻ này, nhiều chiếc xe “nghi vấn” lại đậu rải rác xung quanh,
chắc chỉ là trùng hợp.
Tý
ngồi bên cạnh Nhị cầm bộ đàm. “Anh em chuẩn bị.” Mặc dù Duy Thanh trấn an mọi
người nên bình tĩnh, nhưng anh chàng và Nhị vẫn cảm thấy không an tâm.
“Ok
anh.” Một người khác đáp lại. Gã đang cùng nhiều người khác ở gần đó.
Duy
Thanh lúc này đi tới chiếc xe đang đậu trước mặt. Mở cửa sau ngồi vào trong,
anh đã thấy tên Chín Rắn nhíu mày khó chịu. “Chào anh.”
Chín
Rắn hất đầu ra lệnh, hai tên đàn em của gã ngồi trước liền bước ra ngoài. Đóng
cửa lại, hai gã đứng bên cạnh chiếc xe rít thuốc. Nhị thấy vậy nên càng thấp thỏm
không yên tâm. Anh chàng liên tục gõ ngón tay lên vô lăng như từng nhịp co thắt
của sự hồi hộp.
“Thế
giới giờ đã thay đổi.” Chín Rắn nói. “Tranh giành, hỗn loạn xảy ra khắp nơi.”
Chín Rắn liếc mắt. “Vậy mà mày lại trốn núp mất tiêu.”
Duy
Thanh biết ý của gã muốn nói gì, nên liền nói thẳng vào vấn đề. “Em đâu còn vướng
mắc gì với thế giới nữa đâu anh.”
“Ý
mày là sao?” Chín Rắn không hiểu.
Duy
Thanh nói. “Anh biết đó, giờ anh Hai của em chỉ còn sống được vài năm nữa, nên
anh ấy chỉ muốn dành thời gian ít ỏi còn lại sống với gia đình…”
“Chuyện
anh Hai tao biết.” Chín Rắn cướp lời vì thấy thằng em này cứ “vòng vo tam quốc”.
“Vấn đề là tao đang hỏi mày.” Chín Rắn nghe anh Hai bảo đã giao lại tất cả mọi
việc cho Duy Thanh.
“Hỏi
em làm gì?” Duy Thanh khẽ cười. “Em xong rồi.”
“Xong
cái gì?” Chín Rắn bắt đầu thấy nóng trong người.
Duy
Thanh hơi trầm mình xuống. “Anh biết đó, mục đích trước giờ của em chỉ là muốn
trả thù cho anh Hai.” Anh nhìn Chín Rắn. “Giờ thù đã trả xong, mọi việc với em
xem như đã kết thúc.”
Chín
Rắn thắc mắc như kiểu đang dò hỏi. “Đừng nói với tao, là mày muốn bỏ miếng bánh
lớn để về kiếm vụn bánh mỳ chứ?”
Duy
Thanh khẳng khái đáp. “Trước giờ và ngay cả sau này, em chưa bao giờ muốn tham
gia vào việc chia bánh.”
“Chẳng
lẽ giờ mày lại bỏ tao một mình với đống hỗn loạn này.” Chín Rắn cảm thấy lạc
lõng.
“Em
không tham gia, nhưng không có nghĩa em sẽ bỏ rơi mọi người.” Duy Thanh đưa tay
ra như muốn bắt. “Bất cứ khi nào anh cần, em sẽ đều có mặt.” Anh gật đầu như kiểu
khẳng định chắc chắn lời hứa của mình.
Chín
Rắn miễn cưỡng đưa tay ra bắt. “Vậy mày rút lui rồi định tính làm gì?”
Duy
Thanh nói thật ý định của mình. “Thật ra em cũng không phải là rút lui. Chỉ là
em thay đổi phương thức hoạt động chút xíu thôi. Muốn anh em làm gì đó mang
tính hợp pháp một chút.”
“Thôi
tao hiểu rồi.” Chín Rắn giả vờ châm chọc. “Mày bỏ cái mác đầu đường xó chợ, để
trở thành tập đoàn mafia chứ gì.” Gã cười khẩy. “Thế mà tao cứ tưởng, mèo lại
đi chê cá rán.”
Duy
Thanh trò chuyện với Chín Rắn thêm một lúc nữa thì bước ra. Trên đường đi về xe
của mình, anh nghĩ thấy đúng, đúng là sau vụ Lão Đại, mọi thứ bây giờ đang rất
hỗn loạn. Gã trùm đã bị hạ bệ và nhiều kẻ liền nhảy vào giành lấy thị phần.
Danh tiếng của Chín Rắn vốn đã nổi, giờ lại càng nổi sau vụ hạ bệ Lão Đại. Việc
Chín Rắn tìm tới anh, không phải đơn giản là tìm sự hỗ trợ hay nhờ vả đồng
minh, mà chính là muốn phân chia rạch ròi về ranh giới và quyền lực.
Vốn
dĩ anh không đủ thực lực để đối đầu với tên Lão Đại nên mới bắt tay với Chín Rắn,
một kẻ vừa nhận được sự hỗ trợ từ phía bắc để trở lại thành phố. Không những
cùng chung sức trả thù tên Lão Đại, anh còn giúp Chín Rắn giải quyết những tên
phản bội và những kẻ thù khác, ví dụ đơn cử là vụ ở quán karaoke.
Chính
vì thế, sau nhiều lần bị từ chối, hôm nay Chín Rắn mới đòi gặp Duy Thanh cho bằng
được. Khi nghe Duy Thanh bảo rút lui, Chín Rắn thật sự rất ngỡ ngàng và khác xa
những gì gã từng dự liệu. Cả miếng bánh, giờ tự nhiên thuộc về gã, tất nhiên ăn
hết hay không, gã còn nhiều việc nữa phải làm.
“Đi
thôi em.” Duy Thanh vừa ngồi vào xe thì liền nói với Nhị.
Hai
xe của Chín Rắn tiếp tục đi thẳng theo làn đường. Xe của Duy Thanh thì quay đầu
và đi hướng ngược lại. Hai bên, hai đầu rời đi, một hiệp định diễn ra với nhiều
sự bất ngờ. Có điều không như Chín Rắn, người tới cuộc gặp với mục đích ôn hòa
và thân thiện, thì ngược lại phía bên kia, Duy Thanh mang tới một sự đa nghi và
nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Dễ
dàng nhận thấy ở đây, Chín Rắn rời đi với hai chiếc xe như lúc vừa tới địa điểm.
Những chiếc xe khác đậu gần đó, thật sự là của người khác. Về phía Duy Thanh,
ngoài mặt đi một mình nhưng thật ra anh chàng đã bố trí nhiều xe cảnh mật xung
quanh từ trước.
Khi
Nhị vừa chuyển bánh được vài chục mét, hai chiếc xe đậu gần đó liền theo sau. Từ
con đường lộ bên bờ sông, lúc ba chiếc xe của Duy Thanh rẽ ra lại giao lộ
chính, thì chiếc thứ tư đậu bên đường với nhiệm vụ quan sát, khi không thấy có
người bám đuôi thì liền chạy theo nối vào đoàn. Rõ ràng dù là chỉ đề phòng cẩn
thận nhưng ngay từ trong suy nghĩ, Duy Thanh đã không tin tưởng và coi Chín Rắn
là “bạn” mình.
“Kẻ
thù của kẻ thù là bạn”, nó rõ ràng chỉ đúng trong trường hợp Lão Đại vẫn còn,
giờ lão đã đi xa thì tình bạn này chắc sẽ bền lâu. Biết đa nghi là không tốt
nhưng rõ ràng từ khi anh Hai xém chết vì bị phản bội, Duy Thanh nghĩ, “thà ta
phụ người, chớ không để người phụ ta”. Trong cái xã hội này, lòng tin chỉ là thứ
để người ta lợi dụng mà thôi.
Tất
nhiên anh không phải tiêu cực đến mức như vậy. Đa nghi là không tốt, nhưng nếu
biết vận dụng sự đa nghi vào đúng thời điểm, đúng vấn đề thích hợp thì nó lại
là một chuyện khác.
Sử
sách đã từng ghi, “phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh”,
tạm dịch nghĩa là, “chim bay mất hết, thì cung tốt được cất đi. Thỏ khôn mà chết,
thì chó săn bị nấu”, đây là một trong những lời của Phạm Lãi gởi đến cho Văn Chủng,
ý muốn nói Việt Vương, một người chỉ có thể sống chung lúc hoạn nạn, mà không
thể cùng chung vui, hưởng lạc.
Điều
đó có nghĩa, anh cũng nghĩ Chín Rắn là người có thể làm bạn lúc lâm nguy, chứ
tuyệt nhiên không thể là bằng hữu vào lúc thanh bình, hay cùng hưởng vinh hoa
phú quý với nhau. Do vậy, cũng như ngài Phạm Lãi, anh quyết định rút lui khỏi
thế giới xã hội đen. Khác ở chỗ so với tiền nhân, anh không phải quy ẩn, mà chỉ
là “tạm thời”.
“Si
vis pacem, para bellum”, tạm dịch là “nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho
chiến tranh”, đây là một câu tục ngữ tiếng Latin rất nổi tiếng và Duy Thanh hiểu
mình cần phải chuẩn bị và làm gì vào lúc này. Bởi vì sự yên ổn của anh với các
anh em, nó không tự đến và tự hình thành, mà anh và mọi người phải gắng sức giành
lấy nó.
Mục
đích việc rút lui chính là vậy. Anh cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng và
xây dựng cho mình một lực lượng thật vững chắc. Bởi vì như một mối liên hệ tương
quan và mật thiết, muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh, nhưng để chuẩn
bị chiến tranh thì phải bắt đầu ngay từ lúc trong thời bình. Bởi vì chả ai để
“nước đến chân mới nhảy” và cũng chả ai lại bắt đầu rục rịch đi đối phó với chiến
tranh, khi nó đã kề sát tới cửa nhà.
“Lùi
một bước để tiến xa hơn”, đó là một trong những hướng đi đầu tiên của anh. Không
phải đa nghi và cũng không phải là lo xa, mà đó là sự thật. Dù anh có tuyên bố
rút lui nhưng chắc gì bọn họ đã tha cho anh.
Chín
Rắn kiểm soát cả thành phố và thu lợi từ nó. Nhưng một ngày nào đó, cảnh sát, rồi
các băng nhóm đối lập, hay thị trường rơi vào trạng thái bão hòa chẳng hạn, lợi
ích lớn bắt đầu bị thu nhỏ lại và nguồn thu nhập bắt đầu ít đi. Lúc đó không những
Chín Rắn, mà cả những tên khác cũng sẽ bắt đầu thăm dò “thị trường” mới, thay đổi
phương thức kinh doanh, “tiến hóa” đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại
và bắt đầu lấn sang lĩnh vực của anh.
Mâu
thuẫn xuất phát từ việc xung đột lợi ích, hay, mâu thuẫn lợi ích với nhau có thể
dẫn đến xung đột.
“All
roads lead to Rome”, tạm dịch là “mọi con đường đều dẫn tới Rome”, câu nói nổi
tiếng này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, và riêng Duy Thanh, ý anh muốn ám chỉ,
trước sau gì thì cũng xảy ra mâu thuẫn với nhau, mà đã mâu thuẫn thì sẽ xảy ra
xung đột và khi xung đột bắt đầu, thì đồng nghĩa chiến tranh sẽ đến.
Tất
cả mọi thứ, cuối cùng cũng sẽ dẫn tới chiến tranh.
“Xao
lãng” đó là khi chúng ta bị cuốn hút và tập trung vào một vấn đề nào đó, mà
quên mất đi những việc còn lại. Trong cuộc sống, chúng ta cũng thường bị xao lãng
như vậy, xao lãng học hành, xao lãng công việc hay thậm chí xao lãng trong các
mối quan hệ.
Duy
Thanh cũng xao lãng và sự xao lãng của anh còn nguy hiểm hơn cả việc chiến
tranh, đó chính là xao lãng chính mình. Vì quá tập trung sức lực và tinh thần
vào chuyện “xã hội”, nên Duy Thanh ngày càng “ma mãnh” hơn và quên mất rằng điều
đó sẽ khiến anh đánh mất đi bản thân mình.
Có
lẽ mọi chuyện bắt đầu từ việc con becgie bị sát hại. Bây giờ và cho đến sau
này, Duy Thanh vẫn không biết ai là người thật sự đã giết con chó. Việc con chó
bị sát hại, nó đã điểm một dấu chấm đen vào trong tim của anh. Để từ một trái
tim màu hồng, dấu chấm đen nhỏ đó bắt đầu lan tỏa và đến một lúc nào đó, anh sẽ
đánh mất đi phần thiện trong con người và với quả tim đen, anh rõ ràng sẽ rớt
xuống địa ngục.
Thời
gian qua đi, sau khi giải quyết xong chuyện Chín Rắn, Duy Thanh phụ giúp bà
Thúy Nga lấn sang nhiều lĩnh vực kinh doanh mới. Ngoài mặt kết hợp với Chín Rắn
để nhờ bảo vệ giúp những hộp đêm và quán bar, dưới sự hỗ trợ của bà Thúy Nga, Duy
Thanh đã bí mật cho người thành lập cái gọi là “trung tâm hỗ trợ tái hòa nhập cộng
đồng” để tuyển thêm “nhân sự”.
Với
việc hỗ trợ công ăn việc làm cho các thanh thiếu niên vừa cải tạo xong, Duy
Thanh bắt đầu chọn lọc và đưa người của mình về các gara xe để “đào tạo”. Nhằm
“hợp thức hóa” và mở rộng phương thức kinh doanh, việc thành lập công ty vệ sĩ
sẽ gây ra nhiều khó khăn, do vậy anh nhờ bà Thúy Nga mua đúp luôn một công ty vệ
sĩ ở thành phố. Sau đó bổ nhiệm lại nhân sự và bắt đầu “rebuild” lại mọi thứ,
bao gồm áo giáp và công cụ hỗ trợ. Tất nhiên mọi thứ đều có giấy phép và hợp
pháp hóa tất cả.
Với
vỏ bọc gồm nhiều gara sửa xe, một công ty vệ sĩ và một công ty vận tải du lịch,
bằng tài năng thiên phú, cộng với việc từng được huấn luyện trong quân đội và
những năm tháng ở trong tù, Duy Thanh bắt đầu hình thành và xây dựng đế chế của
mình với một tuổi đời còn rất trẻ. Tất nhiên là bà Thúy Nga chính là người đứng
sau “rót vốn” và anh Hai chính là “quân sư” hậu thuẫn mọi đường đi, nước bước với
chiến lược.
Trở
lại với Mỹ Hạnh, thời gian thấm thoát thoi đưa, tình cảm giữa cô và Quốc Hùng
ngày càng thân thiết hơn. Giữa một nơi đất khách quê người xa lạ, tình cảm thiếu
thốn, lại ở bên một người luôn quan tâm và chăm sóc mình, thì tình cảm phát
sinh cũng là một điều rất tự nhiên.
Cả
hai bắt đầu tìm thấy những điểm chung và ngày càng quan tâm nhau nhiều hơn. Tất
nhiên cái phần “nhiều hơn” đó chính là nói về Mỹ Hạnh, còn Quốc Hùng thì trước
đến giờ đã là “mẹ” cô rồi. Mà tình cảm của mẹ thì chắc khỏi phải nói, không bao
giờ đong đếm được.
“Trời
lạnh vậy, sao Hùng không quàng thêm khăn?” Mỹ Hạnh lật đật từ trong nhà chạy
ra.
Quốc
Hùng khẽ cười. “Cũng không lạnh lắm.”
Cô
liếc mắt. “Sao lại không?” Cô nhún chân lên quàng khăn giúp cho chàng ngốc này.
“Xong rồi đó.” Cô đứng lắc lư tủm tỉm cười.
Anh
cũng mỉm cười. “Cảm ơn Hạnh nha.”
“Thôi
Hạnh vào nhà đây.” Ai đó cảm thấy mắc cỡ.
Quốc
Hùng vừa nhìn theo, vừa lắc đầu. Anh không biết Mỹ Hạnh thay đổi cảm xúc với
mình từ khi nào, lúc tranh luận hay là lúc trời mưa.
Hôm
đó, anh và cô tranh cãi với nhau về vấn đề bình đẳng xã hội. Đang thảo luận bất
bình đẳng giai cấp, hai người chuyển qua tranh luận về bất bình đẳng màu da, rồi
từ Mỹ sang Ấn Độ, chả biết thế nào cô lại lôi về bình đẳng nam nữ. Anh muốn bảo
vệ cái chân lý, cái đúng, còn cô thì hăng máu bảo vệ “cái tôi”. Bất chấp mọi thứ
đúng sai, cô muốn cãi thắng anh cho bằng được.
Tức
quá, tức cái “cuồng” của cô là một, tức cái vẻ mặt của cô là đến mười. Kiểu người
gì vừa cãi, vừa la lối không cho anh nói, vừa ngẩng mặt lên đầy vẻ trịch thượng.
Rồi đang ngồi trên ghế sofa bình thường với nhau, cô như muốn nhảy xổ lên người
anh, ghét quá, anh bặm môi bếu một cái cho đã ghét. Ai đó trợn mắt lên như kiểu
“anh dám đánh tôi”, thế rồi lao tới cắn vào người anh mấy phát.
Hay
là lúc trời mưa chăng, khi đó anh và cô vừa tan trường đi về nhà. Xui cái là
hôm đó anh với cô lại đi bộ và tất nhiên cơn mưa ào xuống xối xả khiến hai người
phải chạy mất dép.
Anh
nắm tay cô chạy vào quán café trước mặt. Bất ngờ gặp phải tình cảnh như vậy nên
hai người đành nán lại tá túc qua cơn mưa. Cầm trên tay tách capuchino ấm áp,
anh và cô ngồi bên cửa sổ, vừa nhìn mưa, vừa tâm sự. Cũng khá lâu rồi hai người
mới có dịp như đi chơi như thế này, nên khi cơn mưa qua đi, hai người vẫn cứ
nhìn nhau trò chuyện. Kể từ lần đó, hai người bắt đầu ra ngoài nhiều hơn. Lúc
đi dạo, lúc đi tham quan bảo tàng, lúc thì xem triển lãm tranh.
Không
biết có phải đi nhiều quá hay không, nhưng sau một đêm đi chơi, ngày hôm sau Mỹ
Hạnh bỗng phát bệnh. Tất nhiên chỉ là cảm cúm nhẹ mà thôi, có điều ai đó lo cuống
lên như bị bệnh gì đó nghiêm trọng. Mua thuốc, đắp khăn, rồi nấu cháo, được
cung phụng chả khác nào các bậc vương phi ngày xưa, nên người kia dù không bệnh
nhưng cũng muốn bệnh cho bằng được. Gọi đâu có đó, bảo gì làm nấy, ai đó bị người
kia lợi dụng hành hạ đủ thứ. Trả thù cho cái vụ cô bị búng trán vì thua độ.
“Hùng nghe Hạnh.” Quốc Hùng thoát ra khỏi suy
nghĩ và nghe điện thoại. “Rồi, rồi. Thịt, trứng, với bơ.” Anh trêu chọc Mỹ Hạnh.
“Còn gì nữa không bà ngoại?” Không biết cô hét gì trong đó, mà anh liền nhắm mắt
đưa điện thoại ra xa. “Con biết rồi. Con về giờ ngoại.” Anh mỉm cười cúp máy.